Dừa là loại cây nhiệt đới, chủ yếu được trồng và thu hoạch bởi các hộ nông dân nhỏ lẻ. Điểm nổi bật của dừa là sức sống và khả năng hồi phục rất tốt, có thể trồng được trong nhiều loại đất khác nhau, mặc dù bù lại, chúng cũng đòi hỏi một lượng mưa tương đối lớn. Môi trường sống tự nhiên phổ biến của dừa thường nằm ở các khu vực ven biển, và ven các rìa sa mạc, nơi chúng được xem là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho cư dân nơi đây. Do đó, sản xuất dừa cũng tập trung ở các vùng đảo và ven biển, như Fiji và Samoa, hay các khu vực nhiệt đới ẩm khác như: Ấn Độ, Philippines, Thailand và Indonesia.

Dừa: Đa dạng về ứng dụng

Dừa là loại cây trồng rất hữu ích, với khả năng cung cấp rất nhiều loại sản phẩm và ứng dụng liên quan. Các sản phẩm có nguồn gốc từ dừa có thể được sử dụng để làm mọi thứ, từ quần áo, thức ăn, mỹ phẩm, thậm chí là thức ăn cho gia súc. Phần nhân của dừa (thịt dừa) có thể dùng cho các ứng dụng thực phẩm và đồ uống, trong khi phần vỏ có thể dùng cho các ứng dụng về xơ dừa. Đặc biệt, phần dầu được chiết xuất từ vỏ hoặc thịt dừa, có thể được chế biến và sử dụng cho các mục đích liên quan đến ẩm thực, mỹ phẩm và dược liệu.

Các quốc gia dẫn đầu về sản xuất dừa

Đến năm 2010, Brazil vẫn là quốc gia sản xuất các sản phẩm về dừa đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, sau năm 2010, các quốc gia Châu Á đã có một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong ngành công nghiệp này. Ở thời điểm hiện tại, gần 90% nguồn cung ứng toàn cầu đến từ các nước Châu Á, nơi mà ngành công nghiệp này trở thành nguồn thu nhập rất quan trọng của nhiều quốc gia. Lấy ví dụ, doanh thu từ việc xuất khẩu dừa chiếm đến 50% nguồn thu của Vanuatu, và 1.5% của Philippines. Quốc đảo Solomon và Samoa chủ yếu xuất khẩu dầu và dừa khô, trong khi India, Philippines, và Sri Lanka tập trung vào các sản phẩm như cơm dừa sấy khô và đã chiếm lĩnh thị trường này trong hơn 1 thế kỷ. Riêng Philippines, bình quân xuất khẩu hàng năm vào Mỹ đạt mức hơn 1 tỉ đô la cho các sản phẩm về dừa.

Liệu nguồn cung hiện tại có thể đáp ứng tổng nhu cầu dừa trên toàn thế giới ?

Nhu cầu cho các sản phẩm về dừa hiện đã tăng hơn 500% so với thập kỷ trước. Nguyên nhân là do nhu cầu của loại sản phẩm như: xà phòng, dầu dừa nguyên chất, các sản phẩm dinh dưỡng, nước dừa, … đang tăng trưởng rất nhanh, khiến cho các nhà sản xuất gần như không theo kịp. Tại châu Âu, nhằm kiểm soát việc cầu tăng vượt quá cung rất nhiều lần, liên minh Châu Âu đã thực hiện một số biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng các loại dầu thực vật thay thế như: dầu cọ, dầu cải, đậu nành, …, cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn các quy định liên quan đến aflatoxin trong các sản phẩm dừa nhập khẩu. Mặc dù vậy, lợi nhuận từ các nhà cung cấp các sản phẩm dừa vẫn rất lớn, và thế giới ngày càng chứng kiến nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu tìm cách đầu tư vào lĩnh vực cung cấp sản phẩm dừa, đặc biệt là ở khu vực “Tam Giác Dừa” ở Sri Lanka.

Tương lai của ngành Dừa

Ngày nay, tất cả các nhà cung cấp dừa hàng đầu thế giới đang phải rất cố gắng mới đuổi kịp theo mức tăng trưởng về mức tiêu thụ toàn cầu của các sản phẩm dừa. Mặc cho sự cạnh tranh rất gay gắt từ các loại ngành nông sản tương tự khác, ngành công nghiệp dừa vẫn đang hứa hẹn là một ngành công nghiệp đầy lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, nhà cung cấp các sản phẩm về dừa phải học hỏi từ tình hình thực tế hiện tại và có những hành động phù hợp nhằm chắc chắn rằng doanh nghiệp / nguồn cung / nông trại của họ phát triển đủ bền vững để đáp ứng được nhu cầu của thị trường này trong tương lai.

Các quốc gia với sản lượng dừa lớn nhất thế giới

Rank Country Coconuts Produced (tons)
1 Indonesia 18,300,000
2 Philippines 15,353,200
3 India 11,930,000
4 Brazil 2,890,286
5 Sri Lanka 2,513,000
6 Vietnam 1,303,826
7 Papua New Guinea 1,200,000
8 Mexico 1,064,400
9 Thailand 1,010,000
10 Malaysia 646,932
11 United Republic of Tanzania 530,000
12 Myanmar 425,000
13 Solomon Islands 410,000
14 Vanuatu 410,000
15 Ghana 366,183
16 Jamaica 310,000
17 Dominican Republic 286,934
18 Nigeria 265,000
19 Venezuela 263,867
20 Mozambique 260,000
21 China 254,620
22 Fiji 225,000
23 Cote d'Ivoire 195,000
24 Samoa 190,000
25 Kiribati 170,000
(Nguồn: World Atlas, 2017, The World Leaders in Coconut Production)